Thiền Trường Sinh Học Hướng Tâm: Nguồn gốc môn học và 8 điều cần phải giữ

Nguồn gốc môn học Thiền Trường Sinh Học Hướng Tâm

Môn học đã xuất hiện từ rất lâu, có thể là từ hàng ngàn năm trước hay vài chục ngàn năm trước. Từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, những ai có những đại huyệt (luân xa) để tự chữa bệnh cho mình và những người xung quanh thì phải trả cái giá rất là đắt. Những người này phải bỏ hết tuổi thanh xuân chọn cho mình nơi thanh vắng để tu luyện. Số người thành công rất là ít, có người 30 năm mới thành công, 50 năm thành công, có người đến già chết cũng chưa thành công.

Thế kỷ thứ 19, vào ngày 24 tháng 10 năm 1846 tại đất nước Thích Lan (Srilanka) đã ra đời một cậu bé tên là Đasira Narađa. 

Cậu bé rất là thông minh và giàu lòng thương người. Cậu bé được cha mẹ cho ăn học thành tài. Năm 18 tuổi, Cậu bé đậu bằng Tiến sĩ triết học Đông Phương và được Chính Phủ Ấn Độ mời làm việc với chức vụ tương đương với Bộ trưởng Bộ Y Tế thời bây giờ.

Trong thời gian làm việc cho Chính Phủ Ấn Độ, Ngài nhìn thấy nhiều người cho dù là có tiền hay không có tiền thì đều bị bệnh tật hành hạ đau khổ. Ngài suy nghĩ tìm cách giúp cho mọi người không còn đau khổ về thân xác nữa. Thế là Ngài làm đơn xin từ chức và chuẩn bị cho mình một ít hành trang. Ngài đến dãy núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya), chọn cho mình một cái hang, vô trong hang và lấp miệng hang lại. Ngài đưa ra lời hứa khi nào chưa thành công (đắc đạo) thì sẽ không ra khỏi miệng hang.

Thời gian trôi qua đúng 18 năm, Ngài Đasira Narađa đã lập kỷ lục thành công sớm nhất và đặt tên cho môn học là Trường Sinh Học Hướng Tâm. Ngài đi xuống núi giúp cho những người dân ở thôn làng của đất nước Ấn Độ.

Ngài có cơ duyên nhận được người học trò  là tu sĩ Phật Giáo với chức vụ là Chủ trì. Ngài hướng dẫn cho người học trò vào hang tu luyện và Ngài tiếp tục xuống núi giúp đời. 

Sau 18 năm, Ngài quay lại hang và thấy người học trò vẫn chưa thành công nhưng có những khả năng đặc biệt khác hơn người thường. Ngài đặt tay khai mở tất cả các luân xa và giao chìa khóa cho người học trò này. Sau đó, hai thầy trò cùng nhau xuống núi giúp đời.

Đến năm 1924, không biết Ngài Đasira Narađa đã ở ẩn nơi đâu, may mắn còn giữ lại được tấm hình Sư Tổ. Ngài đã có công lớn trong việc sáng lập ra môn học, gọi là Ông Tổ đời thứ nhất. Người học trò Đasira Mahathera là ông Tổ đời thứ hai.

Có một cơ duyên lớn, Ông Tổ đời thứ hai về Sài gòn từ 1972-1974. Ngài nhận được năm người học trò trong đó có bốn nam và một nữ. Ngài chỉ dạy cho năm người học trò và trao lại tất cả bí quyết, kinh nghiệm (trong môn học gọi là chìa khóa) cho năm người học trò này. Trước khi Ngài về nước có căn dặn năm người học trò là đem môn học  giúp cho đời.

Đến năm 1988, môn học mới thực sụ lan rộng. Chú Hùng có cơ duyên đến với môn học và được Sư Tổ Đasira Narađa trao lại chiếc chìa khóa cho đến hôm nay.

8 điều cần phải giữ:

Đối với lớp cấp 1,2 người học sẽ nhận được 6 luân xa do Đức Tổ Sư Đasiđa Narađa truyền lại. Bên cạnh đó, còn có 8 điều (còn gọi là 8 căn bản) người học cần phải giữ.

Điều thứ 1: Người học không được quên tập một ngày

Quên tập một ngày sẽ làm luân xa bị bít lại, tiếp tục ngồi thiền sẽ không có kết quả và còn nguy hiểm. Một ngày của Trường Sinh Học Hướng Tâm không tính bằng 24 tiếng mà dựa vào giấc ngủ chính.

Điều thứ 2: Người học không được uống rượu bia trước và sau khi tập 4 tiếng.

Vì ngồi thiền khi có hơi men rất nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt những người có bệnh cao huyết áp chờ hết hơi men để ngồi có khi sẽ là quá muộn nên chọn bỏ luôn bia rượu.

Điều thứ 3: Người học không được đến thầy bùa thầy ngải xin những phép tắc (hay còn gọi là lộc) hoặc nhờ người chưa học chữa bệnh cho chúng ta vì sẽ làm luân xa bít lại.

Điều thứ 4: Người học khi trở thành người giúp bệnh không được đặt điều kiện với bệnh nhân (thu tiền, làm thùng tùy hỷ, dằn công đổi công…)

Điều thứ 5: Người học khi trở thành người giúp bệnh có kết quả thì phải giữ đức tính khiêm nhường, không được để người bệnh gọi mình bằng thầy.

Điều thứ 6: Người học không được đặt ích kỷ lên trên tình thương

Buổi sáng, người học nên ngồi trước khi ra đường để bảo vệ luân xa của mình, đẩy lùi những trược bệnh đồng thời giúp đỡ, cấp cứu người bệnh mà ta có duyên gặp.

Điều thứ 7: Niềm tin

Người học có niềm tin càng nhiều thì kết quả càng cao. Còn ngược lại, người học vừa dùng thuốc kết hợp với ngồi thiền thì kết quả rất thấp.

Điều thứ 8: Sự kiên trì

Trong quá trình ngồi thiền, sẽ có rất nhiều cản trở (đau chân, mỏi gối, công việc, người thân không ủng hộ,…..) thì đây là lúc người học cần đưa niềm tin và sự kiên trì cao độ vào để cố gắng vượt qua. Tất cả mọi sự thành công trên đời này đều có cái giá của nó.

Kính chúc Quý vị học giỏi, mau hết bệnh, phát tâm giúp đời!

8 Điều căn bản

Thiền Trường Sinh Học Hướng Tâm: Nguồn gốc môn học và 8 điều cần phải giữ

Nguồn gốc môn học Thiền Trường Sinh Học Hướng Tâm Môn học đã xuất hiện từ rất lâu, có thể là từ hàng ngàn năm trước hay vài chục ngàn năm trước. Từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, những ai có những đại huyệt (luân xa) để tự chữa bệnh cho mình và […]